Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 4: Tiết kiệm tiền của - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lãnh
KHÁM PHÁ
* Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cơ quan có biển thông báo: Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
* Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
* Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 4: Tiết kiệm tiền của - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI HỌC TRỰC TUYẾN - LỚP 4A Giáo viên: NGUYỄN THỊ LÃNH TP. BMT – TỈNH ĐĂKLĂK TRƯỜNG TH NGUYỄN DU ĐẠO ĐỨC: Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA Em đồng ý với câu nào sau đây? a. Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. b. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. c. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. d. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. e. Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được thực hiện. a. Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. b. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. c. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. d. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. KHỞI ĐỘNG MỜI CÁC EM XEM VIDEO Em làm kế hoạch nhỏ Nhạc và lời Nguyễn Hiền ĐẠO ĐỨC Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021 Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA SGK Trang 11 * Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cơ quan có biển thông báo: Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện. * Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. * Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên? KHÁM PHÁ Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm tiền của? Tiền bạc, của cải là mồ hôi công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí. Ở đây một hạt cơm rơi Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng Ca dao GHI NHỚ Bài tập 1: Em tán thành với ý kiến nào sau đây? a. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn. c. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. c. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả . d. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. LUYỆN TẬP: BÀY TỎ Ý KIẾN Bài tập 2: Theo em, để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì và không nên làm gì? NÊN KHÔNG NÊN *Một dân tộc biết tiết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. *Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù tốn bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là tiết kiệm. SINH HOẠT GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ *Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. *Có lần, thấy Bác mặc bộ quần áo ka ki đã sờn cổ, sờn tay, cán bộ phục vụ Bác xin được thay bộ khác, Bác bảo: Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của nước của dân, không phải thay. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều”. *Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.*Trong cuốn hồi ký “Bác Hồ viết Di chúc”, điều căn dặn cuối cùng trong Di chúc của Bác là: “Sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân” LIÊN HỆ - VẬN DỤNG Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hằng ngày. CHÚC CÁC EM LUÔN CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dao_duc_lop_4_bai_4_tiet_kiem_tien_cua_nam_hoc_202.ppt
- Đội Em Làm Kế Hoạch Nhỏ - Bé Nguyệt Hằng [Lyrics MV].mp4