Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Nguyễn Thị Lãnh
Hoạt động 1:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống 1. Em sẽ làm gì nếu được cô giáo phân công làm một việc không phù hợp với khả năng của mình?
Tình huống 2. Em sẽ làm gì nếu em bị cô giáo hiểu nhầm một việc và phê bình em?
Tình huống 3. Em sẽ làm gì để được bố mẹ cho đi xem xiếc vào chủ
nhật này trong khi bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên?
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến - Nguyễn Thị Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI HỌC TRỰC TUYẾN LỚP 4A Giáo viên: NGUYỄN THỊ LÃNH TP. BMT – TỈNH ĐĂKLĂK TRƯỜNG TH NGUYỄN DU KHỞI ĐỘNG Câu 1: Hãy chọn ý đúng: Câu tục ngữ nào nói lên tinh thần vượt khó? Có chí thì nên Cầu được ước thấy Đói cho sạch, rách cho thơm Câu 2: Điền từ đúng vào chỗ còn thiếu trong câu tục ngữ sau: Có công mài . , có ngày nên . Chớ thấy sóng mà .tay chèo. sắt kim cả ngã ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2021 KHÁM PHÁ Hoạt động 1: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Tình huống 1. Em sẽ làm gì nếu được cô giáo phân công làm một việc không phù hợp với khả năng của mình? Tình huống 2. Em sẽ làm gì nếu em bị cô giáo hiểu nhầm một việc và phê bình em? Tình huống 3. Em sẽ làm gì để được bố mẹ cho đi xem xiếc vào chủ nhật này trong khi bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên? Em sẽ gặp cô giáo để xin trình bày với cô giáo là công việc đó em không thể làm được, và xin cô giáo cho em làm việc khác phù hợp với khả năng của em hơn. Nhóm 1,2,3,4: Tình huống 1 Tình huống 1. Em sẽ làm gì nếu được cô giáo phân công làm một việc không phù hợp với khả năng của mình? Em sẽ gặp cô giáo và giải thích việc xảy ra là em không có lỗi để cô không hiểu lầm việc làm của em. Nhóm 5,6,7,8: Tình huống 2 Tình huống 2. Em sẽ làm gì nếu em bị cô giáo hiểu nhầm một việc và phê bình em? Em sẽ nêu lí do vì sao em muốn đi xem xiếc chứ không đi công viên để bố mẹ hiểu và cho em đi xem xiếc. Nhóm 9,10,11,12: Tình huống 3 Tình huống 3. Em sẽ làm gì để được bố mẹ cho đi xem xiếc vào chủ nhật này trong khi bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên? Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người sẽ không hiểu về khả năng, nhu cầu và mong muốn của em. Nếu em bày tỏ ý kiến, điều đó sẽ có lợi cho em và cho mọi người. Theo em: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em? - Trong mọi tình huống, em nên nói rõ cho mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn của em. - Mọi người, mọi trẻ em đều có quyền nêu ý kiến riêng của mình. KẾT LUẬN Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em. Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. GHI NHỚ Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài 1: Hành vi, việc làm nào dưới đây đã mạnh dạn nêu ý kiến? A. Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy, bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. B. Để chuẩn bị cho buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn. Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. C. Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. Bài tập 2. Em đồng ý với câu nào sau đây? a. Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. b. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. c. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. d. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. e. Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được thực hiện. a. Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. b. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. c. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. d. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. Bản thân em đã biết bày tỏ ý kiến với bạn bè, với cô giáo, với bố mẹ chưa? Nêu một ví dụ về việc em bày tỏ ý kiến ... VẬN DỤNG DẶN DÒ Ôn lại bài đã học. Xem trước bài sau. CHÚC CÁC EM LUÔN CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dao_duc_lop_4_bai_3_biet_bay_to_y_kien_nguyen_thi.pptx