Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 1: Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Năm học 2021-2022

Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 1: Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu :

 - Học xong bài này, HS có khả năng

 1. Nhận thức được :

 + Cần phải trung thực trong học tập

 + Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng

 +Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua.

 2. Kĩ năng :

 - Biết trung thực trong học tập

 - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.

 - Quan tâm và chia sẻ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.

3.Thái độ :

Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập

 - Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong học tập.

II .Tài liệu và phương tiện :

 - Tranh minh hoạ bài dạy.

 - Các mẫu chuyện tấm gương về sự trung thực trong học tập

ppt 42 trang Khắc Nam 26/06/2023 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 1: Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 1 6 tháng 11 năm 2021 
Đạo đức 
 Trung thực trong học tập 
 V ượt khó trong học tập 
Ghi nhớ : SGK/ 4, 6 
I . Mục tiêu : 
 - Học xong bài này, HS có khả năng 
 1. Nhận thức được : 
 + Cần phải trung thực trong học tập 
 + Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng 
 + Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua. 
 2. Kĩ năng : 
 - Biết trung thực trong học tập 
 - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. 
 - Quan tâm và chia sẻ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
3.Thái độ : 
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập 
 - Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong học tập. 
II . Tài liệu và phương tiện : 
 - Tranh minh hoạ bài dạy. 
 - Các mẫu chuyện tấm gương về sự trung thực trong học tập 
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
Tình huống: Hôm qua, Long mải đi chơi, quên chưa sưu tầm tranh, ảnh phục vụ cho bài học. Sáng nay đến lớp Long mới nhớ ra và rất lo lắng 
Long 
1. Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào? 
3 cách giải quyết chính: 
Cách 1: Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem 
Cách 2: Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà 
Cách 3: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau 
Theo em, trong học tập chúng ta có cần phải trung thực không? 
KẾT LUẬN 
Trong học tập, chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. 
 Hoạt động 2: Bài tập và liên hệ 
1. Theo em, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập ? 
a ) Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. 
b) Không làm bài tập mà mượn vở của bạn để chép. 
c) Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. 
d) Giấu điểm kém chỉ báo điểm tốt với bố mẹ. 
Trong học tập, vì sao ta phải trung thực? 
Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ. 
Trung thực trong học tập em sẽ được mọi người tin yêu. 
Trong học tập, vì sao ta phải trung thực? 
Nếu chúng ta gian dối, chúng ta có tiến bộ được không? 
Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất – chúng ta sẽ không tiến bộ được. 
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
2. Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến sau: 
Tán thành 
Phân vân 
Không tán thành 
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình. 
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối. 
c)Trung thực trong học tập thể hiện lòng tự trọng. 
 Liên hệ 
bản thân 
Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực trong học tập ? 
Bạn nào đã có lần chưa trung thực trong học tập ? 
Trong học tập, vì sao ta phải trung thực? 
Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến hậu quả gì? 
GHI NHỚ: 
- Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. 
- Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng. 
 Hoạt động 4: EM SẼ LÀM GÌ? 
3.Em sẽ làm gì nếu: 
a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra ? 
Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em sẽ không chép bài của bạn. 
3.Em sẽ làm gì nếu: 
b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ? 
Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô sửa lại cho đúng. 
3.Em sẽ làm gì nếu: 
c) Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em ? 
Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài, nói bạn thông cảm vì trong giờ kiểm tra em không được phép cho bạn chép bài. 
Phần tiếp theo cô và các em cùng tìm hiểu về một tấm gương vượt khó trong học tập. 
Truyện : Một học sinh nghèo vượt khó 
 Cô hiệu trưởng trường tiểu học kể với tôi: “Xóm Trại rất nghèo lại xa trường nhất. Nhưng ở đó có em Thảo là học sinh vượt khó, học giỏi tiêu biểu của trường. Nhà Thảo nghèo lắm, bố mẹ lại đau yếu luôn. Thảo phải làm việc giúp cha mẹ, nhưng vẫn cố gắng học tập. Em đã đạt học sinh giỏi suốt nhưng năm lớp 1, lớp 2, lớp 3 nên cả trường ai cũng biết ” 
	Tan học tôi theo Thảo về thăm xóm trại. Thảo dẫn tôi đi hết con đường làng, băng qua một cánh đồng rộng mới nhìn thấy xóm trại xa tít tắp phía bờ sông vừa bước theo đôi chân thoăn thoắt của cô bé, tôi vừa tranh thủ hỏi chuyện: 
Đi học xa thế này Thảo có ngại không? 
Lúc đầu... 
Dạ, sáng cháu đi học, chiều chăn gà, vịt, tưới rau đỡ bố mẹ. 
Vậy thì cháu học bài vào lúc nào? 
Ở lớp, cháu tập trung học tập. Chỗ nào không hiểu, cháu hỏi ngay cô giáo hoặc hỏi các bạn. Buổi tối cháu học bài, làm bài. Sáng cháu dậy sớm xem lại các bài học thuộc. 
T ính hồn nhiên nhưng tự tin và dáng vẻ tảo tần của cô bé khiến tôi vừa thương mến, vừa cảm phục em. 
Theo MẠC TÂM 
CÂU HỎI 
1. Trong câu chuyện có mấy nhân vật? 
 2. Nơi thảo sống có tên là gì? 
- Trong truyện có hai nhân vật: Một phóng viên và bạn Thảo 
- Nơi của bạn Thảo sống có tên là xóm Trại 
1 . Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày? 
 Kết luận: Nhà Thảo nghèo vì cha mẹ đau ốm nên Thảo phải giúp cha mẹ làm việc nhà. 
2. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? 
 Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiêu khó khăn trong học tập và trong cuộc sống: bố mẹ lại đau yếu luôn. Song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Các em cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. 
3. Nếu ở hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? 
	 Kết luận : Nếu ở trong hoàn cảnh như bạn Thảo em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng của thầy cô và cha mẹ 
Ghi nhớ 
	 Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. 
Có chí thì nên. 
 Tục ngữ 
Bài tập1:  Khi gặp một bài tập khó, em sẽ chọn một cách làm nào dưới đây? (trang 7 SGK lớp 4) 
a) Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. 
b) Nhờ bạn giảng giải để tự làm. 
c) Chép luôn bài của bạn. 
d) Nhờ người khác làm bài hộ. 
đ) Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. 
e) Bỏ không làm. 
Kết luận: (a), (b), (đ) là biện pháp đúng.(c), (d), (e) là biện pháp sai. 
	 Qua bài học các em cho cô biết các em đã rút được bài học gì cho bản thân và áp dụng bài học đó như thế nào cho cuộc sống? 
 Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu là bạn cùng lớp với Nam, e m có thể làm gì để giúp đỡ bạn? 
 Tình huống 
- Bạn Nam cần nhờ bạn hoặc cô giáo giảng lại bài, học và làm bài đầy đủ. 
- Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em sẽ cho bạn ấy mượn vở chép bài, giảng lại những bài mà bạn chưa hiểu. 
Bài tập 2 : Xử lý tình huống 
Bài tập 3 : Gương sáng vượt khó 
Hãy nêu những tấm gương vượt khó trong học tập có thật trong thực tế mà em biết? 
Tự học cùng cha mẹ. 
Những khó khăn có thể gặp phải 
Những biện pháp khắc phục 
1................................... 
2................................... 
3................................... 
4................................... 
5................................... 
 ................................... 
-................................... 
-................................... 
-................................... 
-................................... 
- ..................................... ..................................... 
Bài tập 4 : Làm phiếu 
Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó vào phiếu bài tập sau: 
 Không hiểu bài 
Làm bài sai 
 Đường truyền mạng yếu không theo dõi kịp bài,... 
Viết chữ xấu 
 Chưa có sách giáo khoa,... 
Nhờ cô hoặc bạn giảng lại. 
L àm bài cẩn thận hơn. 
Rèn chữ thường xuyên 
Đọc sách giáo khoa điện tử. 
Kết nối mạng wifi, 4G tốc độ cao,.. 
Tự hoàn thành phiếu với sự hỗ trợ của cha mẹ. 
- Thực hành: Trung thực trong học tập và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. 
- Tìm các mẩu chuyện, tấm gương về tính trung thực trong học tập. 
DẶN DÒ 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE 
XIN CHÀO TẠM BiỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dao_duc_lop_4_bai_1_trung_thuc_trong_hoc_tap_vuot.ppt