Bài giảng Đạo đức Khối 4 - Bài 10: Lịch sự với mọi người

Bài giảng Đạo đức Khối 4 - Bài 10: Lịch sự với mọi người

Câu 1: Nhận xét của em về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên?

Bạn Trang đã biết chào hỏi mọi người, nói năng nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Như vậy: trang đã cư xử rất lịch sự. Hà chưa biết tôn trọng cô thợ may, chưa cư xử đúng mực với người lớn tuổi.

Câu 2: Nếu em là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn ấy điều gì? Vì sao?

Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn không nên cư xử như thế. Phải bình tĩnh, không nóng nảy để có những lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng người khác.

pptx 19 trang Khắc Nam 04/07/2023 230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Khối 4 - Bài 10: Lịch sự với mọi người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC 
Bài : Lịch sự với mọi ng ư ời 
HOẠT ĐỘNG 1: 
KỂ CHUYỆN 
CHUYỆN Ở TIỆM MAY 
Truyện 
Câu 1 : Nhận xét của em về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên? 
 Bạn Trang đã biết chào hỏi mọi người, nói năng nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Như vậy: trang đã cư xử rất lịch sự. Hà chưa biết tôn trọng cô thợ may, chưa cư xử đúng mực với người lớn tuổi. 
Câu 2 : Nếu em là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn ấy điều gì? Vì sao? 
 Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn không nên cư xử như thế. Phải bình tĩnh, không nóng nảy để có những lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng người khác. 
 Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc, lịch sự với mọi người em cũng sẽ được tôn trọng, quý mến. 
	 Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
	 Tục ngữ 
Ghi nhớ : 
HOẠT ĐỘNG 2: 
BÀY TỎ Ý KIẾN 
Những hành vi việc làm nào sau đây nên làm? Vì sao? 
 a. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!” 
b. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. 
c. Trong rạp chiếu bóng , mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. 
d. Do sơ ý, lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy. 
e. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn nga. 
 a, Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!” 
 => Không nên làm, vì ông lão cũng là người đáng thương, vì hoàn cảnh xô đẩy ông mới phải đi ăn xin, vì vậy bạn Nhàn cho ông gạo cũng phải cho ông trong sự kính trọng và lịch sự chào thưa đầy đủ. 
b. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. 
=> Nên làm, vì đó là hành động đúng đắn và lịch sự 
c. Trong rạp chiếu bóng , mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. 
=>Không nên làm , vì rạp chiếu phim là chỗ công cộng, có nhiều người nên các bạn nhỏ phải giữ trật tự, giữ im lặng cho những người xung quanh.... 
d. Do sơ ý, lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy. 
=> Nên làm, vì Lâm làm sai thì Lâm đã biết sửa lại lỗi sai của mình, Lâm không ngần ngại khi xin lỗi một em bé. 
e. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn nga. 
=> Không nên làm , vì đó là trò chơi không lành mạnh, dơ bẩn và sẽ làm bạn Nga sợ hãi. 
 Trong những ý kiến dưới đây em đồng ý với những ý kiến nào? 
a) Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi. 
b) Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã. 
c) Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn. 
d) Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già-trẻ, nam-nữ, giàu nghèo. 
e) Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết. 
 * Cần lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày vì lịch sự thể hiện nếp sống văn minh. Người lịch sự luôn được mọi người tôn trọng, quý mến. 
c) Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn. 
d) Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già-trẻ, nam-nữ, giàu nghèo. 
HOẠT ĐỘNG 3: 
LIÊN HỆ 
THỰC TẾ (BT3) 
Ví dụ : 
Khi ăn uống: Ă n uống không được cười đùa quá đà làm văng thức ăn . 
 Khi chào hỏi: G ặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép . 
 Khi nói năng: Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy. 
- Không chen lấn khi đi xe buýt, khi mua hàng,... 
Một số biểu hiện của phép lịch sự: 
- Lễ phép chào hỏi thầy cô, người thân, người lớn tuổi... khi gặp gỡ. 
- Biết cảm ơn khi được giúp đỡ. 
- Biết xin lỗi khi làm phiền người khác. 
- Gõ cửa hoặc bấm chuông khi muốn vào nhà người khác. 
- Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói. 
- Biết nhường nhịn, giúp đỡ em bé hoặc những người gặp khó khăn. 
- Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy. 
 - Trước khi ăn cơm, phải mời người lớn và mọi người ăn cơm 
 - Khi ăn cơm không nên chọn, đảo thức ăn, phải g ắ p thức ăn theo trình tự trên đĩa hoặc bát. 
 - Khi ăn uống không được cười đùa quá đà làm văng thức ăn 
 - Khi nói phải chào thưa lễ phép. 
 - Khi gặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép 
 - Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ.... 
Một số câu ca dao, tục ngữ 
thể hiện phép lịch sự 
1. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
2. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dao_duc_khoi_4_bai_10_lich_su_voi_moi_nguoi.pptx