Bài giảng Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 26: Học bài hát Chú voi con ở Bản Đôn - Năm học 2019-2020 - Lò Thị Mai Hoa

Bài giảng Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 26: Học bài hát Chú voi con ở Bản Đôn - Năm học 2019-2020 - Lò Thị Mai Hoa

Bản Đôn là một địa danh thuộc miền Tây tỉnh Đắc Lắc (Tây nguyên)

Từ xa xưa,nơi đây nổi tiếng nghề thuần dưỡng voi rừng để phục vụ đời sống của nhân dân. Chú voi con trong bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên thật dễ thương và gần gũi với các em.

Là tác giả của nhiều ca khúc hay viết cho thiếu nhi như: Tiến lên đoàn viên, Hát dưới trời thu Hà Nội, Cánh én tuổi thu, Chiếc đèn ông sao, Bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn là một trong số đó.

Lời một:

Chú voi con ở Bản Đôn
Chưa có ngà nên còn trẻ con
Từ rừng già chú đến với người
Rất ham ăn với lại ham chơi.
Voi con ơi, voi con ơi
Mau lớn lên có đôi ngà to
Có sức đi khắp miền rừng xa
Kéo gỗ cho buôn làng của ta

Lời hai:

Chú voi con thật là khôn
Quen thiếu nhi khắp vùng Bản Đôn
Đầu gật gù, đưa vẫy cái vòi
Khéo đung đưa theo nhịp chiêng vui
Voi con ơi, voi con ơi
Mau lớn lên có thân mình to
Khấp chốn Tây Nguyên cần nhiều voi
Góp sức xây buôn làng đẹp tươi
Voi ơi voi ơi.

 

ppt 22 trang ngocanh321 7551
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 26: Học bài hát Chú voi con ở Bản Đôn - Năm học 2019-2020 - Lò Thị Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp Người thực hiện: Lò Thị Mai HoaChào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớpChào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớpChào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớpChào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớpChào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớpÂm nhạc Lớp 4Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2019Âm nhạcTuần 26 tiết 26KIỂM TRA BÀI CŨHãy hát và biểu diễn bài hát: Chim sáo.Bài hát Chim sáo là dân ca của dân tộc nào? Do ai đặt lời?Dân ca KhơmeCHÚ VOI CON Ơ BẢN ĐÔNThứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2019Âm nhạcThứ ba, ngày 1 tháng 3 năm 2011Âm NhạcBài 26: Học bài hát CHÚ VOI CON Ơ BẢN ĐÔNNhạc và lời: Phạm TuyênBản Đôn là một địa danh thuộc miền Tây tỉnh Đắc Lắc (Tây nguyên)Từ xa xưa,nơi đây nổi tiếng nghề thuần dưỡng voi rừng để phục vụ đời sống của nhân dân. Chú voi con trong bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên thật dễ thương và gần gũi với các em. Nhạc sĩ: Phạm TuyênLà tác giả của nhiều ca khúc hay viết cho thiếu nhi như: Tiến lên đoàn viên, Hát dưới trời thu Hà Nội, Cánh én tuổi thu, Chiếc đèn ông sao, Bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn là một trong số đó.CHÚ VOI CON Ơ BẢN ĐÔNThứ ba, ngày 1 tháng 3 năm 2011Âm NhạcTuần 26 tiết 26CHÚ VOI CON Ơ BẢN ĐÔNNhạc và lời: Phạm TuyênLời một:Chú voi con ở Bản ĐônChưa có ngà nên còn trẻ conTừ rừng già chú đến với ngườiRất ham ăn với lại ham chơi.....Voi con ơi, voi con ơiMau lớn lên có đôi ngà toCó sức đi khắp miền rừng xaKéo gỗ cho buôn làng của taLời hai:Chú voi con thật là khônQuen thiếu nhi khắp vùng Bản ĐônĐầu gật gù, đưa vẫy cái vòiKhéo đung đưa theo nhịp chiêng vuiVoi con ơi, voi con ơiMau lớn lên có thân mình toKhấp chốn Tây Nguyên cần nhiều voiGóp sức xây buôn làng đẹp tươiVoi ơi voi ơi... Hát vỗ tay theo nhịpXXXXXXXXXXXXXXXXXXHát vỗ tay theo pháchXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXFREDERIC CHOPIN(FRÊ-ĐÊ-RÍCH SÔ-PANH)(1810-1849)Là nhà soạn nhạc thiên tài, người Ba Lan. Cuộc sống của ông tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng.FREDERIC CHOPIN(FRÊ-ĐÊ-RÍCH SÔ-PANH)(1810-1849)Thời niên thiếu của Sô-panhFrê-đê-rích Sô-panh (Frédéric François Chopin)- nhạc sĩ thiên tài người Ba lan- sinh ngày 22.8.1810 ở ngoại ô thành phố Vác-sa-va và mất ngày 17.10.1849 tại Paris, nước Pháp. Cuộc đời Sô-panh tuy ngắn ngủi nhưng luôn tràn đầy những ước mơ và hoài bão nồng nhiệt. Cha Sô-panh- giáo sư Ni-cô-la Sô-panh và người mẹ của cậu đều chơi đàn piano rất tốt. Ông Ni-cô-la Sô-panh sinh ra tại vùng Lo-ren ở nước Pháp nhưng đã sống nhiều năm tại Ba-lan. Trong tám năm làm gia sư dạy tiếng Pháp cho gia đình bá tước Xkác-bếch, ông cưới cô Guýt-xtin Ksy-da-nốp-xka, người chị em họ của gia đình này. Gia đình ông Ni-cô-la có bốn người con, Frê-đê-rích Sô-panh có hai người chị là Lu-i-dơ và I-da-ben và em gái- cô bé Ê-mi-ly.FREDERIC CHOPIN(FRÊ-ĐÊ-RÍCH SÔ-PANH)(1810-1849)Sô-panh bộc lộ tài năng âm nhạc từ lúc còn nhỏ, lên ba tuổi đã nhớ và đàn được những bản nhạc mà người mẹ thường chơi. Tám tuổi, Sô-panh có khả năng biểu diễn xuất sắc trước công chúng và sáng tác những bản nhạc nổi tiếng. Từ đó cậu được coi là thần đồng âm nhạc.Bắt đầu học piano từ lúc ba tuổi, lên sáu, gia đình mời thày giỏi nhất đến dạy đàn cho Sô-panh. Đó là ông Dip-ny, khi ấy đã gần sáu mươi tuổi. Chỉ sau vài năm học tập, 12 tuổi, Sô-panh đã chơi đàn vượt tài thày. Ông Dip-ny, rất có thiện chí, đã xác nhận cậu học trò thiên tài không còn gì phải học trong những bài dạy của ông nữa. Ông nói “Muốn theo dõi những năng khiếu kỳ lạ của Sô-panh hơn là uốn nắn chúng”. Ông còn khuyên bố mẹ Sô-panh “Hãy để mặc cậu bé cho tài năng tự nhiên được nảy nở”.FREDERIC CHOPIN(FRÊ-ĐÊ-RÍCH SÔ-PANH)(1810-1849)Lúc còn nhỏ, cậu bé Sô-panh rất buồn vì bàn tay trẻ con của mình không thể bấm được một quãng tám trên đàn piano, cậu bèn nghĩ ra một mẹo. Sô-panh cố làm rộng mu bàn tay bằng cách đặt giữa kẽ ngón tay những cái nêm. Trước khi đi ngủ, cậu bí mật băng chặt bàn tay và cả những cái nêm lại, ước rằng ngày mai có thể bấm tới mười phím. Nhà soạn nhạc tí hon cần đến một quãng mười cho bản nhạc mà cậu đang soạn.Sống trong ngôi nhà rộng rãi nên gia đình Sô-panh cho một số học sinh ở trọ. Bọn trẻ đến từ các vùng lân cận và theo học ở thủ đô Vác-sa-va. Các buổi tối, Sô-panh hay cùng mẹ chơi đàn cho bọn trẻ này thưởng thức. Nhiều buổi cậu đàn các bản dân vũ để chúng nhảy múa, lần khác, cậu lại kể những câu chuyện tự sáng tác rồi ngồi xuống đàn piano, dùng âm nhạc diễn tả nội dung câu chuyện. Một hôm, bọn trẻ nô đùa, nghịch ngợm, làm xáo động căn nhà vốn yên tĩnh. Muốn bọn trẻ lặng yên, Sô-panh kể cho chúng nghe câu chuyện về một bọn cướp hung ác. Chọn một ngôi làng yên bình, chúng tấn công và cướp phá rất tàn bạo. Những thanh niên trong làng dũng cảm chiến đấu chống lại, bọn cướp thua và phải tháo chạy.FREDERIC CHOPIN(FRÊ-ĐÊ-RÍCH SÔ-PANH)(1810-1849)Chúng chỉ còn con đường duy nhất là trốn vào một hang sâu dưới chân núi. Trong hang tối tăm, lạnh lẽo, đó đây ẩn hiện những hình thù kỳ dị. Bọn cướp vừa đói vừa mệt, lăn ra đất rồi nhanh chóng ngủ thiếp đi. Đến cao trào câu chuyện, Sô-panh ngồi vào đàn và miêu tả khung cảnh dưới hang sâu bằng những âm thanh run rẩy. Thính giả như thấy tiếng thầm thì của khu rừng đại ngàn, làn gió rì rào xao động thổi ngoài cửa hang, tiếng kêu rả rích của côn trùng và tiếng ngáy đều đều của bọn cướp. Cuối cùng thì không chỉ bọn cướp mà những người nghe chuyện cũng bị tiếng đàn ru ngủ lúc nào không hay. Đến đây, Sô-panh rón rén ra khỏi phòng tìm bố mẹ rồi chỉ cho họ thấy cảnh tượng khác thường ấy. Cậu trở lại bên cây đàn và bấm mạnh hai tay xuống hàng phím. Âm thanh vang lên chói tai, đám thính giả giật mình tỉnh giấc. Trước những khuôn mặt còn ngơ ngác, Sô-panh nhẹ nhàng kể tiếp, cậu nói đó là tiếng sét đánh xuống cây cổ thụ, làm nó gẫy gục, lấp kín cửa hang. Rồi trận mưa dữ dội đổ xuống, nước ngập đầy hang, bọn cướp không còn đường ra nên bị chết đuối hết.Về sau, câu chuyện này và cách kể độc đáo của Sô-panh đã in sâu vào trí nhớ của nhiều người từng sống trong ngôi nhà đó.FREDERIC CHOPIN(FRÊ-ĐÊ-RÍCH SÔ-PANH)(1810-1849) Nhạc sĩ nổi tiếng người Đức là Men-đen-sơn vào năm 1834 đã tuyên bố, Sô-panh là người đứng đầu các nhà chơi dương cầm. Nhà văn nổi tiếng người Pháp là Ban-dắc nói: “Người ta chỉ đánh giá được List khi đã nghe Sô-panh chơi đàn, đó đều là những bậc thầy, List chơi đàn như ma quỷ, còn Sô-panh chơi đàn như thiên thần...”Có người đã nhận xét về tài năng chơi đàn của Sô-panh: “Cách đánh đàn của ông đẹp đến nỗi, ông chỉ chơi một hợp âm thôi đã đủ sức làm mê hoặc khán giả”.Tác phẩm của Sô-panh không trống rỗng và hoa mĩ rườm rà. Nó chứa đựng tất cả những cảm xúc chân thực của ông trong cuộc sống, niềm vui và nỗi đau, sự êm ái và dữ dội, tế nhị và cay đắng, tình yêu và lòng căm ghét. Sô-panh là một nhà soạn nhạc vô song, ngay thẳng và tinh tế. Chỉ có ông mới nhận được từ List- tay đàn piano cự phách bậc nhất thời bấy giờ- lời ca ngợi mà rất ít người xứng đáng được hưởng: “Mỗi nốt nhạc là một vần, mỗi nhịp là một chữ và mỗi câu là một tư tưởng”. Kính chúc các thầy, cô giáo và các em mạnh khỏe!

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_am_nhac_lop_4_tiet_26_hoc_bai_hat_chu_voi_con_o_ba.ppt