Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Lớp 4

Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Lớp 4

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH

CHO HỌC SINH LỚP 4

I. MỤC TIÊU :

1. Học sinh nhận thấy tầm quan trọng khi được học môn GDNSTLVM

2. Học sinh có kĩ năng :

- Biết chủ động biết đucọ chương trình có bao nhiêu bài lớp 4

3. Học sinh có ý thức rèn luyện kỹ năng sống của mình .

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ trong sách HS.

III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).

GDNSTLVM gồm có 8 bài và 1 bài mở đầu giới thiêu môn

 

doc 21 trang xuanhoa 19180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH LỚP 4
*Lớp 4 :
TuÇn 
Bài
Ghi chó 
1.
Chia sẻ với ông bà, cha mẹ
 TuÇn 28 d¹y 2 bµi 
2.
Trò chuyện với anh chị em
3.
Đến nhà người quen
4.
Thân thiện với hàng xóm
5.
Nói chuyện với thầy cô giáo
6.
Trò chuyện với bạn bè
7.
Giao tiếp với người lạ
8.
Gặp người nước ngoài
 BÀI MỞ ĐẦU 
 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH SÁCH 
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
CHO HỌC SINH LỚP 4
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy tầm quan trọng khi được học môn GDNSTLVM 
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chủ động biết đucọ chương trình có bao nhiêu bài lớp 4
3. Học sinh có ý thức rèn luyện kỹ năng sống của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
GDNSTLVM gồm có 8 bài và 1 bài mở đầu giới thiêu môn 
Mỗi bài học sinh được học một chủ đề khác nhau 
Chia sẻ với ông bà, cha mẹ
Trò chuyện với anh chị em
Đến nhà người quen
Thân thiện với hàng xóm
 Nói chuyện với thầy cô giáo
 Trò chuyện với bạn bè
Giao tiếp với người lạ
 Gặp người nước ngoài
Hoạt động 2 : Nội dung cấu trúc các bài 8’).
 Cấu trúc các bài chia ra các phần 
 - Đọc truyện : Mỗi chủ đề có một câu chuyện khác nhau, mang tính chất giáo dục học sinh 
Tìm hiểu nội dung , chủ đề 
- Thực hành liên hệ 
- Đóng vai 
- Lời khuyên dành cho các em học sinh 
Mõi bài đều có các lời khuyên cho HS rất bổ ích . để các em học tập 
Hoạt động 3 : Tổng kết bài ( 3’).
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 2
GIÁO DỤC NSTLVM CHO HS
 Bài 1 : CHIA SẺ VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ.
- Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện.
3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông bà, cha mẹ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với ông bà, cha mẹ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
Các bài học liên quan : 
	- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Đạo đức lớp 3)
	- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Đạo đức lớp 4)
Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “ Chia sẻ cùng ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi ( 8’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần đọc truyện, SHS trang 5, 6..
 Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý :.
- Khi có chuyện vui, bạn Nguyên muốn chia sẻ niềm vui của mình với ai ? (SHS tr.6)
(Khi có chuyện vui, Nguyên nói ngay với bố mẹ, ông bà.)
- Bạn Minh khác bạn Nguyên ở điểm gì ?
(Minh khác Nguyên, Minh không chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ). 
- Em thích cách ứng xử của bạn nào ? Vì sao ? 
( bạn Nguyên, vì chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ làm tăng thêm tình cảm gắn bó trong gia đình).
- Vậy em có thể chia sẻ, trò chuyện với ông bà, cha mẹ vào lúc nào ?
(Em có thể nói chuyện với ông bà, cha mẹ vào thời gian rỗi ở nhà, hay vào ngày nghỉ, hay những lúc cùng đi với ông bà, cha mẹ, )
- Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ thì có lợi gì ?
(Chia sẻ vui buồn với ông bà, cha mẹ làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó, đó cũng là biểu hiện của con cháu hiếu thảo biết quan tâm tới những người lớn tuổi trong gia đình.)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 7.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến ( 8’).
* Mục tiêu : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng hay hành vi sai khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành :
 Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 7. 
 Bước 2 : HS trình bày kết quả.
. 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS củng cố lại ý 1 và rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 7.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành( 8’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi đúng khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV tổ chức cho HV thực hiện bài tập 2, SHS trang 7.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận từng theo từng trường hợp : 
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành ( 5’)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hành giao tiếp, ứng xử với ông bà, cha mẹ.
 * Các bước tiến hành :
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 7.
	 GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại :
a) Tình huống 1: Lời thoại thể hiện những lời hỏi thăm ân cần, thái độ và hành động thể hiện tình cảm khi bà bị ốm.
b) Tình huống 2 : Lưu ý thái độ vui sướng khi thấy bố đi công tác về.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
 GV nhận xét theo từng tình huống và động viên HS.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài ( 3’).
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 2 “Trò chuyện với anh chị em”.
HỌC SINH THANH LỊCH VĂN MINH
Bài 2 : TRÒ CHUYỆN VỚI ANH CHỊ EM
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy nên dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 
2. Học sinh có kĩ năng :
- Chủ động dành thời gian trò chuyện, tâm sự với anh chị em trong gia đình với thái độ hoà nhã, thân mật, vui vẻ. 
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền khi mọi người có việc bận.
3. Học sinh mong muốn và chủ động dành thời gian trò chuyện với anh chị em trong gia đình.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với anh chị em trong gia đình (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
Các bài học liên quan : 
	- Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (Đạo đức lớp 1)
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Đạo đức lớp 3)
Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Trò chuyện với anh chị em”.
 Hoạt động 2: Nhận xét hành vi ( 8’).
* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy cần chủ động dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS tảng 8, 9.
 Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau :
- Minh giận Hải vì chuyện gì ? (SHS tr.9)
(Minh giận Hải vì Minh không muốn Hải cho bạn Hoa giấy kiểm tra.)
- Nhờ cuộc trò chuyện với chị Lan mà Minh hiểu ra điều gì ? (SHS tr.9)
(Minh hiểu là bạn bè không nên ứng xử với nhau như vậy, Hải làm như thế là đúng.)
 - Trò chuyện, chia sẻ với anh chị em có lợi gì ? 
( mình sẽ có được những lời khuyên rất có ích, đồng thời chia sẻ cũng giúp tình cảm anh chị em trong gia đình gắn bó với nhau hơn.)
- Chúng ta nên chia sẻ, trò chuyện với anh chị em trong gia đình vào lúc nào ?
(Em có thể nói chuyện với anh chị em khi đi học về, hay vào ngày nghỉ,...)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 10.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (7’).
Mục tiêu : HS biết bày tỏ ý kiến với hành vi đúng hoặc hành vi chưa đúng khi giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 9. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng trường hợp :
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra phần đầu ý 2 của lời khuyên (trò chuyện cùng anh chị em trong gia đình với thái độ hoà nhã, thân mật, vui vẻ), SHS trang 10.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành ( 7’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi phù hợp khi giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.
* Các bước tiến hành :
 Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 10.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng trường hợp : 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên (không làm phiền khi mọi người có việc bận), SHS trang 10.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS ôn lại kiến thức liên quan tới bài học. 
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 10.
	 GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại : 
a) Tình huống 1: thể hiện lời nói ân cần, âu yếm thể hiện tình cảm yêu quý em nhỏ.
b) Tình huống 2: thể hiện thái độ vui mừng, lời nói chúc mừng chân thành với anh trai.
Bước 2: HS trình bày kết quả.
 GV nhận xét theo từng tình huống và động viên HS.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài ( 3’).
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài3 “Đến nhà người quen”.
HỌC SINH THANH LỊCH VĂN MINH
Bài 3 : ĐẾN NHÀ NGƯỜI QUEN
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy cần có những hành vi thể hiện sự tôn trọng các thành viên cũng như nếp sống riếng khi đến thăm người quen.
2. Học sinh có kĩ năng khi đến nhà người quen : 
- Biết nói lời hẹn đến thăm với chủ nhà. 
- Có ý thức thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà. 
- Có cử chỉ, lời nói ý tứ, lịch sự và ý thức giữ vệ sinh.
- Không tự ý vào các phòng hay sử dụng đồ đạc của người quen khi chưa được phép. 
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đến nhà người quen. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến giao tiếp với người quen (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
Các bài học liên quan : 
	- Lời chào (NSTH,VM lớp 1)
 - Tôn trọng người nghe (NSTH,VM lớp 2)
	- Cử chỉ đẹp (NSTH,VM lớp 3)
	- Lịch sự khi đến nhà người khác (Đạo đức lớp 2)
Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Đến nhà người quen”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu : Học sinh nhận thấy khi đến nhà người quen, cần thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 11, 12.
 Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo các câu hỏi gợi ý :
- Khi đến nhà chị Mai, bạn Lân đã làm những việc gì ? 
 (Lân tự ý ra vườn hái ổi, trêu đàn chó con và bị chó mẹ đuổi.) 
- Nhận xét những việc làm của Lân ? (SHS tr.12)
(Những việc làm của Lân thể hiện bạn chưa tôn trọng chủ nhà.) 
- Nếu em là bạn Lân khi đến nhà người quen, em sẽ ứng xử như thế nào ?
(Nếu muốn hái ổi, cần xin phép gia đình chị Mai, không trêu chọc đàn chó con)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 14
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (7’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi đến nhà người quen, cần hẹn trước với chủ nhà. Nếu sắp đi mà có việc đột xuất, không thể đến đúng hẹn, cần báo cho chủ nhà biết. Có ý thức giữ vệ sinh, có cử chỉ, lời nói ý tứ, lích sự. Không nên tự ý vào phòng hay sử dụng đồ đạc của người khác khi chưa được phép.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 16. 
 Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận từng theo từng trường hợp :
a) Thành làm như vậy thể hiện bạn rất tôn trọng bạn bè (nếu Thành không gọi điện thoại báo cho Tùng biết thì có thể Tùng sẽ rất lo lắng cho bạn).
b) tự tiện vào phòng của các thành viên trong nhà như vậy sẽ khiến mọi người khí chịu > thiếu tôn trọng chủ nhà.
c) sử dụng đồ đạc, không để ý tới sự ảnh hưởng không tốt của mình tới mọi người > mọi người không vui, 
d) Thủy rất ý tứ và biết tôn trọng nếp sinh hoạt của chủ nhà.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 14. 
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Thực hành (7’)
* Mục tiêu : Giúp HS hình thành thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch văn minh khi đến nhà người quen.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 16 (GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa được học).
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV nhận xét và động viên HS theo từng tình huống.
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 4 “Thân thiện với hàng xóm”
GIÁO DỤC NS THANH LỊCH VĂN MINH
Bài 4 : THÂN THIỆN VỚI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy nên thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức và không làm phiền với hàng xóm láng giềng.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức. 
- Chủ động thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui.
- Không làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách. 
- Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với hàng xóm láng giềng (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
Các bài học liên quan : 
	- Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Đạo đức lớp 3)
	- Đến nhà người quen (GDNSTL,VM lớp 4) 
Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Thân thiện với hàng xóm”.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi sống ở khu dân cư nên để ý để tránh gây ồn ào, làm phiền hàng xóm.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 15, 16.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 17.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’).
* Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục nhận diện những hành nên và không nên khi giao tiếp với hàng xóm.
* Các bước tiến hành :
 Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 16.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tranh : 
a) Nam mở nhạc to khi mọi người đang ngủ trưa > gây ồn ào ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Như vậy là làm phiền hàng xóm.
b) Huy bấm chuông hay gõ cửa khi sang nhà hàng xóm > Huy có ý thức tôn trọng chủ nhà.
GV mở rộng một số hành vi ứng xử làm phiền đến nhà hàng xóm :
- Mở nhạc to vào giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà hàng xóm có khách.
- Sang nhà hàng xóm chơi khuya quá.
- Để xe đạp, xe máy giữa lối đi, làm ảnh hưởng đến đường đi lối lại của nhà hàng xóm.
Bước 3 : Hướng dẫn học sinh củng cố ý 2 của lời khuyên, SHS trang 17.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy đối với hàng xóm láng giềng, biết bày tỏ sự thân thiện chào hỏi khi gặp, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức, thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui, không nên tự tiện sử dụng đồ đạc của nhà hàng xóm, nếu mượn đồ nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 17.
 GV kết luận từng theo tình huống : 
a) Tình huống 1 : Trung không nên tự tiện sử dụng đồ đạc của nhà hàng xóm > hàng xóm không vui và không muốn đón tiếp mình.
b) Tình huống 2 : Ngọc đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn hàng xóm khi bạn gặp khó khăn > Ngọc biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm những việc vừa sức.
GV mở rộng :
- Khi đi đường, gặp các cô bác hàng xóm, chúng ta cần làm gì?
(Chào hỏi lễ phép)
- Khi nhà hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui, chúng ta nên làm gì?
(Nên thăm hỏi, động viên)
- Nếu có việc, cần phải mượn đồ nhà hàng xóm, chúng ta nên chú ý điều gì?
(Giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn)
Bước 3 : Hướng dẫn học sinh rút ra 1, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 17.
Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS liên hệ thực tế bản thân về những việc làm thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 17.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
 GIÁO DỤC NS THANH LỊCH VĂN MINH
Bài 5 : NÓI CHUYỆN VỚI THẦY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc.
- Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may.
- Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc.
3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến việc kính trọng thầy cô, giáo (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
Các bài học liên quan : 
	- Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo (Đạo đức lớp 1)
Bước 2: GV giới thiệu về học, ghi tên bài “Nói chuyện với thầy cô giáo”.
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, đồng thời để thầy cô thêm hiểu và giúp mình mau tiến bộ.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 18, 19.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau : 
- Giang đã gặp ai ở bể bơi ? (SHS tr.19)
(Giang gặp thầy Quang - dạy thể dục ở bể bơi.)
- Cuộc trò chuyện diễn ra như thế nào ? (SHS tr.19)
(Giang gặp thầy giáo ở bể bơi và được thầy hướng dẫn cách khởi động trước khi xuống nước.)
- Nhận xét thái độ của Giang khi trò chuyện với thầy giáo. (SHS tr.19)
(Khi nói chuyện bạn có thái độ lễ phép, kính trọng, cởi mở với thầy.)
- Nhờ có cuộc trò chuyện giữa mình và thầy giáo, bạn Giang đã biết thêm những điều gì ? (Bạn đã biết thêm cách khởi động trước khi bơi, những điều lưu ý khi bơi và những kiểu bơi mới.)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 20.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi phù hợp khi trò chuyện, chia sẻ với thầy cô giáo.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 19.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV kết luận theo từng tình huống :
- Tình huống 1 : Bạn hành động như vậy chưa phù hợp, cô và mẹ sẽ bị lời nói của bạn cắt ngang cuộc trao đổi.
 - Tình huống 2 : Bạn Hoa làm như vậy thể hiện sự quan tâm, tình cảm quý mến của mình với thầy, cô.
.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 20 .
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS tự nhận xét những hành vi giao tiếp mình đã thực hiện được khi giao tiếp với thầy cô giáo.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu bài tập 2, SHS trang 20. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
 GV kết luận theo từng trường hợp :
Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hành, áp dụng những điều vừa học về cách ứng xử thanh lịch, văn minh trong khi trò chuyện với thầy, cô giáo.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 20
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV gợi ý theo từng tình huống :
- Tình huống 1 : Em chạy lại chào cô giáo ; (Em đứng từ xa chào cô) ; (Em không chào).
- Tình huống 2 : Em sẽ xin lỗi thầy cô và hứa lần sau sẽ không vi phạm; (Em không nói gì cả).
Tình huống 3: Em cùng các bạn lại hỏi thăm cô (Em không nói gì cả, vẫn học bình thường) ; ...
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
	GV có thể đưa thêm tình huống : Cô giáo đang bước đi, tà áo dài bị gió thổi vướng vào cành cây, là HS em ứng xử như thế nào ?
	(GV hướng dẫn HS có cách ứng xử đúng, tình cảm với cô giáo khi gặp tình huống như vậy hoặc tương tự như vậy.)
Hoạt động 6: Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
GIÁO DỤC NS THANH LỊCH VĂN MINH
 Bài 6 : TRÒ CHUYỆN VỚI BẠN BÈ
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh nhận thấy nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý và tin tưởng bạn.
 2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn.
- Trò chuyện đúng lúc, không làm phiền khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc.
 3. Học sinh có thái độ chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến giao tiếp với bạn bè (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
Các bài học liên quan : 
	- Em và các ban (Đạo đức lớp 1).
	- Quan tâm giúp đỡ ban (Đạo đức lớp 2).
	- Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Đạo đức lớp 3).
Bước 2: GV giới thiệu về bài học, ghi tên bài “Trò chuyện với bạn bè”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy trò chuyện với bạn bè để cùng chia sẻ nỗi buồn và để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý đối với bạn.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 21 .
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau :
- Vì sao Huyền ngồi một mình buồn bã trong lớp ? (SHS tr.22)
 (Vì nhà Huyền bị lạc mất con mèo.)
- Chi đã nói với Huyền như thế nào ? (SHS tr.22)
(Sao cậu không ra sân chơi ? Cậu bị đau ở đâu à ? Cậu có chuyện gì vậy ?)
- Nhận xét thái độ, cử chỉ của Chi khi trò chuyện với Huyền ?
(Chi đã ân cần hỏi thăm, động viên khi thấy bạn gặp chuyện không vui, Chi đã kể chuyện của bản thân để làm yên lòng bạn.)
- Tìm những câu nói của Chi để động viên bạn ?
(Cậu đừng lo. Cậu yên tâm đi. Thôi đừng buồn nữa.)
- Sau khi nghe Chi kể chuyện nhà mình, Huyền đã có tâm trạng như thế nào ? (Huyền đã có tâm trạng vui vẻ hơn.)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 (Nên chia sẻ nỗi buồn cùng bạn), ý 2 của lời khuyên, SHS trang 23.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện việc chia sẻ niềm vui ới bạn, thời điểm trò chuyện hợp lí.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 23.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV kết luận theo từng tình huống :
- Tình huống 1: ... Tuấn và Hùng cứ thì thầm nói chuyện với nhau như vậy là trò chuyện chưa đúng lúc > Hành vi không nên làm. 
- Tình huống 2 : ... Bạn Hoa làm như vậy là đã biết cách chia sẻ niềm vui với bạn > Hành vi nên làm.
- Trường hợp 3: ... Hai bạn làm như vậy là chưa đúng vì bạn bè nên trao đổi hoà nhã, thân mật với nhau > Hành vi không nên làm. 
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
 GV có thể mở rộng : Đối với bạn bè, chúng ta cần chúc mừng bạn nhân ngày đặc biệt hay khi bạn đạt những thành tích cao trong học tập. Khi trò chuyện với bạn cần có thái độ cởi mở, hoà nhã, thân mật.
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS bày tỏ ý kiến trước những cách trò chuyện đúng hoặc chưa đúng.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 23.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo từng tình huống :
- Những tình huống tán thành là : b, d.
- Những tình huống không tán thành là : a, c, e.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 23.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi đẹp khi trò chuyện với bạn bè.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 23.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
- Em giảng bài thật nhanh cho Hoa rồi chạy ra chơi với các bạn.
- Em vui vẻ giảng bài cho bạn.
- Em không giảng bài mà chạy đi chơi với các bạn khác.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 7 “Giao tiếp với người lạ”.
 GIÁO DỤC NS THANH LỊCH VĂN MINH
Bài 7: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ.
2. Học sinh có kĩ năng :
- Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người lạ khi cần thiết.
- Có lời nói, cử chỉ lịch sự, tế nhị.
- Không phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo.
3. HS tự giác thực hiện những hành vi tôn trọng, thái độ lịch sự khi gặp người lạ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.
* Các bước tiến hành :
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến giao tiếp với người lạ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
	Các bài học liên quan: 
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Đạo đức lớp 2)
- Lịch sự khi nhận điện thoại Lịch sự khi đến nhà người khác (Đạo đức lớp 2).
Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Giao tiếp với người lạ”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) 
* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 24, 25.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với người bạn mới ? (SHS tr.25)
(Hương chê Lan như người nhà quê, Loan và Thảo tới làm quen với Lan)
- Chuyện gì đã xảy ra cuối buổi học hôm đó ?
(Hương bị trượt chân ngồi phịch xuống bậc thang, khuỷu tay đập vào thành cầu thang. Lan hỏi thăm, đỡ Hương dậy)
- Sau khi quen Lan, Hương đã hiểu ra điều gì ? (SHS tr.25)
	(Hương thấy Lan thật thân thiện, gần gũi.)
	- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
	(Không nên coi thường, chê bai những người ở nông thôn. Nên thân thiện, quan tâm tới các bạn dù bạn đó mới ở nông thôn ra Hà Nội sống)
GV mở rộng : Khi giao tiếp với người lạ hay người mới quen, các em không nên thấy những điểm khác thường trong trang phục, giọng nói, ... mà coi thường họ, nhất là những người ở nông thôn ra.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 27.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 26.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 27.
 GV mở rộng : Không nên phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo. 
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (10’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và thực hiện những cử chỉ lịch sự, tế nhị khi giao tiếp với người lạ.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 27.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
	 GV kết luận theo từng trường hợp :
- Tình huống a : Em nên nói với các bạn không nên thiếu thiện cảm với cô như vậy mà nên thông cảm, chia sẻ khó khăn của cô về giọng nói, hăng hái phát biểu để cô hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu câu nào không nghe r

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_nep_song_thanh_lich_van_minh_cho_hoc_sinh_l.doc