Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Các lớp - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Nghĩa Hùng

Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Các lớp - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Nghĩa Hùng

1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?

a. Để ngắm các loài hoa.

b. Để nghe ông nội rủ rỉ giảng về từng loài cây.

c. Để kể về các loài cây cho ông nội nghe.

2. Điều gì làm Thu chưa vui ?

 a. Ban công nhà Thu hoa chưa nở rộ.

 b. Ban công nhà Thu còn thiếu nhiều loài cây.

 c. Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.

3. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ sau: Không những mà để nói về khu vườn nhà Thu.

 .

4. Câu: “Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.” thuộc kiểu câu:

a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì?

5.Từ đồng nghĩa với từ “ bật ra” trong câu: “Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp nhọn hoắt, đỏ hồng” là

6.Dòng nào sau đây toàn là những từ láy:

a. rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy. b. rủ rỉ, vòi voi, leo trèo.

 c. rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy, nhọn hoắt.

 

doc 15 trang cuckoo782 4630
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Tiếng Việt Các lớp - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Nghĩa Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Họ và tên: .Lớp 5
SBD
ĐIỂM
 NHẬN XÉT
I.Chính tả: (2 điểm) – Thời gian : 10 phút
II. Tập làm văn: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Trong buổi Liên hoan phát triển năng lực của trường em, bạn MC( bạn dẫn chương trình) trông thật đáng mến. Em hãy viết một đoạn văn tả hình dáng của bạn khi đó.
III. Đọc hiểu: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Chuyện một khu vườn nhỏ
 Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
 Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp nhọn hoắt, đỏ hồng Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
 Hãy đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của bài: 
1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? 
a. Để ngắm các loài hoa.
b. Để nghe ông nội rủ rỉ giảng về từng loài cây.
c. Để kể về các loài cây cho ông nội nghe.
2. Điều gì làm Thu chưa vui ?
	a. Ban công nhà Thu hoa chưa nở rộ.
	b. Ban công nhà Thu còn thiếu nhiều loài cây.	
	c. Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
3. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ sau: Không những mà để nói về khu vườn nhà Thu.
 .
4. Câu: “Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.” thuộc kiểu câu:
a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì?
5.Từ đồng nghĩa với từ “ bật ra” trong câu: “Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp nhọn hoắt, đỏ hồng” là 
6.Dòng nào sau đây toàn là những từ láy:
a. rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy. b. rủ rỉ, vòi voi, leo trèo.
 c. rủ rỉ, leo trèo, ngọ nguậy, nhọn hoắt.
IV. Đọc thành tiếng: (2 điểm)( Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn ở phần III )
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Họ và tên: .Lớp 4
SBD
ĐIỂM
 NHẬN XÉT
I.Chính tả: (2 điểm) – Thời gian 10 phút
II. Tập làm văn: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Trong phong trào làm đồ dùng dạy và học, em cùng các bạn và cô giáo đã làm rất nhiều đồ dùng. Em hãy viết một đoạn văn tả hình dáng một đồ dùng mà em đã làm.
III. Đọc hiểu: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Suối Nguồn và dòng Sông.
Ở một vùng nọ, có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Sông Nhỏ là con của bà mẹ Suối Nguồn.
Một ngày kia, Sông Nhỏ từ biệt mẹ để đi về đồng bằng. Bà mẹ Suối Nguồn tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn, ngắm mãi đứa con yêu quý và dặn dò với theo:
	- Ráng lên cho bằng anh, bằng em con nhé !
Sông Nhỏ hăm hở trôi xuôi. Nó nghĩ, phía trước có bao điều hấp dẫn đang chờ đón. Mải mê với những miền đất lạ, Sông Nhỏ háo hức chảy xiết. Càng đi, Sông Nhỏ càng cảm thấy nhớ mẹ Suối Nguồn. Cho tới một hôm, Sông Nhỏ hòa vào lòng biển cả. Sông Nhỏ bỗng thấy thèm trở về với mẹ Suối Nguồn vô cùng. Sông Nhỏ khóc thút thít: “Mẹ ơi, con muốn về với mẹ !”. Một đám mây tốt bụng sà xuống gần mặt biển nghe thấy tiếng khóc của Sông Nhỏ bèn an ủi:
 	- Sông Nhỏ ơi, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn, hãy bám chắc vào cánh của tôi nhé.
 Theo Nguyễn Minh Ngọc
 Hãy đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của bài: 
1. Dòng Sông và mẹ Suối Nguồn chia tay ở đâu ?
 a. thượng nguồn
b. cánh rừng đại ngàn
 c. cánh đồng
2. Vì sao sông nhỏ lại hăm hở ra đi?
Vì Sông Nhỏ được tự do thoải mái
Vì Sông Nhỏ nghĩ phía trước có bao điều hấp dẫn
Vì Sông Nhỏ muốn mình trưởng thành mà không cần đến mẹ
3. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm ( ..)
 Nếu em là Sông Nhỏ, em sẽ nói lời cảm ơn đến . Và em sẽ nói:
4.Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào gồm các từ láy ?
 a . xinh xắn, để đi, hăm hở, mải mê, háo hức.
 b . xinh xắn, dặn dò, hăm hở, mải mê, háo hức.
 c . xinh xắn, trong vắt, hăm hở, mải mê, háo hức.
5. Bộ phận chủ ngữ trong câu: “ Mải mê với những miền đất lạ, Sông Nhỏ háo hức chảy xiết.” là:
a.Mải mê với những miền đất lạ
b.Sông Nhỏ háo hức 
c.Sông Nhỏ 
6. Các tính từ trong câu: “Ở một vùng nọ, có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt.” là: .
IV. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
( Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn ở phần III )
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Họ và tên: .Lớp 3
SBD
ĐIỂM
 NHẬN XÉT
I.Chính tả: (2 điểm) – Thời gian 10 phút
II. Tập làm văn: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Trường em thật là đẹp. Em hãy viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu kể về cảnh đẹp của trường em.
III. Đọc hiểu: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Chú ngã có đau không?
 Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
 - Chú nào ngã đấy?
 Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra, vừa kéo, Bác vừa hỏi:
Chú ngã có đau không?
 Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
 Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không? Bác thương chúng cháu quá! 
 Hãy đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của bài: 
1.Khi anh lính bị rơi xuống hố, Bác đã làm gì?
Bác kéo anh lính lên, hỏi thăm và kiểm tra xem anh có bị đau không.
Bác mắng anh lính vì anh không cẩn thận.
Bác bàng hoàng cả người.
2.Đoạn văn trên khuyên chúng ta là:
 a. Biết học tập đức tính của Bác vận dụng vào cuộc sống.
 b. Luôn có ý thức giúp đỡ mội người.
 c. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Câu: “Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi.” Thuộc mẫu câu:
a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì?
4. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai trong câu: “Bác thương chúng cháu quá!” là:
a. Bác b. thương c. chúng cháu
5. Nếu em là chú lính trong đoạn văn trên thì em sẽ nói với Bác là: ..
6. Hãy viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh để nói về tình cảm của Bác đối với mọi người.
 ..
IV. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
( Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn ở phần III )
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
Họ và tên: .Lớp 2
SBD
ĐIỂM
 NHẬN XÉT
I.Chính tả: (2 điểm) – Thời gian 10 phút
II. Tập làm văn: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Hãy viết một đoạn văn từ 3 -5 câu nói về một con vật nuôi trong nhà mà em thích nhất.
Gợi ý:
Nhà em nuôi những con gì? Em thích con vật nào nhất?
Em chăm sóc nó như thế nào?
Con vật ấy thích gì? Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào?
III. Đọc hiểu: (3 điểm) – Thời gian 15 phút
 Luôn giữ thói quen đúng giờ
 Bác luôn giữ thói quen đúng giờ dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là: “ cái đồng hồ chính xác.” Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, gặp trời bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi ở Hà Nội, hằng ngày đúng giờ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khỏe và trí tuệ.
 Hãy đọc thầm đoạn văn trên rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
1.Anh em phục vụ gọi Bác là: “ cái đồng hồ chính xác.” Vì:
a. Bác luôn đến sớm.
b. Bác luôn đến đúng giờ.
c. Bác luôn đến muộn.
2. Học tập Bác Hồ, em đi học rất đúng giờ. Ý nào sau đây không phải là ích lợi của việc đi học đúng giờ?
a. Học tập được đầy đủ bài.
b. Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp.
c. Cô giáo và các bạn không vui.
3. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì?
a. Học tập lối sống văn minh của Bác Hồ là luôn giữ thói quen đúng giờ mọi nơi, mọi lúc.
b. Học môn quyền để nâng cao sức khỏe và trí tuệ.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Câu: “Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện.” thuộc mẫu câu”
a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì?
5. Dòng nào dưới đây chỉ có ngững từ chỉ sự vật?
a. Cái đồng hồ, xe, đường, cây cối.
b. Cái đồng hồ, xe, làm việc, đường, cây cối.
c. Cái đồng hồ, đúng giờ, đường, cây cối.
IV. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
( Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn ở phần III )
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 1
Họ và tên: .Lớp 1
SBD
ĐIỂM
 NHẬN XÉT
I.Chính tả: (4 điểm) – Thời gian 20 phút
Bài tập (1đ)
a. Điền k/ c hay q vào chỗ chấm:
- ....ẻ vở	 về .....uê	 .....ây đa	 ...uanh co
b.Điền vµo chỗ chấm ng hay ngh:
 - Bé ........ủ suy .....ĩ ..........ỉ hè ...e nhạc 
II. Đọc thành tiếng
Ng¾m vÞnh
N¾ng chªnh chÕch lµm cho mÆt vÞnh lÊp l¸nh. §»ng xa, ®¸ chªnh vªnh, lÆng thinh, ®ñ h×nh ®ñ d¸ng. Du kh¸ch khoan kho¸i ng¾m c¶nh.
 Đọc phân tích các tiếng theo mô hình: (1đ)
 kh o a n nng
m e 
 th i ch
 q u a
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT ( VIẾT) – LỚP 1
 ĐỀ BÀI CHÍNH TẢ VÀ HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 
 Chính tả 
Cáo già
 Cáo già đi lang thang gặp hai chú thỏ tranh nhau cái bánh. Cáo hù dọa làm hai chú thỏ hoảng sợ bỏ chạy. 
 Hướng dẫn sử dụng đề
 GV đọc cho Hs viết chính tả sau đó cho HS làm bài tập chính tả, nhắc hs đọc thầm bài đọc thành tiếng 1 lần rồi gọi lần lượt từng hs lên bảng để KT đọc.
1. Chính tả:
- GV đọc trước cho HS nghe một lần bài chính tả.
- GV ghi đầu bài lên bảng và hướng dẫn HS viết đầu bài.
- GV đọc từng tiếng một lần, HS nghe rồi tự viết.
- GV đọc cho HS soát lại bài sau khi viết xong.
Bài tập: GV đọc đề bài từng bài cho HS tự làm.
Biểu điểm: 
- Bài chính tả: Viết đúng, trình bày rõ ràng: 4 đ, mỗi lỗi sai trừ 0,25 đ. Không tính lỗi viết hoa.
- Bài tập a: 0,5 điểm - Điền đúng mỗi âm cho 0,1 đ – đúng từ 3- 4 âm cho 0,5 đ
- Bài tập b: 0,5 điểm - Điền đúng mỗi âm cho 0,1 đ – đúng từ 3- 4 âm cho 0,5 đ
II.Hướng dẫn kiểm tra Đọc.
- GV cho HS đọc thầm bài đọc trước 1 lần.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng đọc bài.
 + Đọc thành tiếng: 4 đ
Yêu cầu: HS đọc trơn trước lớp, đọc to, rõ ràng, đọc đúng toàn bài cho 4 điểm.HS đọc sai tiếng nào thì GV gạch chân tiếng đó. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 đ.
Nếu đọc đánh vần hoặc đọc ngắc ngứ, mỗi lỗi trừ 0,1 đ.
+ Đọc phân tích tiếng: 1 đ ( 0,25 đ/1 tiếng)
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Chính tả
Chợ - sken 
 Chúng tôi ra thăm cảnh chợ. Người qua lại trộn lẫn màu sắc. Đàn ông mặc áo sơ mi đính những nẹp thêu dọc hai ống tay, đầu chụp gọn trong chiếc mũ vải vuông nhỏ. Phụ nữ xúng xính trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa. Trên áo, những đường vân xanh, đỏ, tím, vàng chảy dọc, óng ả, chờn vờn như sóng nước hồ.
Hướng dẫn sử dụng đề và cách tính điểm
- Giáo viên viết đề bài chính tả lên bảng, đọc chính tả cho hs viết trong thời gian 10 phút.
- Hs tự làm tập làm văn: thời gian 15 phút.
- Sau đó nhắc hs đọc thầm rồi làm bài tập trắc nghiêm trong thời gian 15 phút.
- Cuối cùng, giáo viên thu bài rồi gọi HS lên đọc bài.
Cách cho điểm
I.Chính tả (2 đ)
 - Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 đ.
 - Nếu chữ viết xấu, không đúng mẫu trừ 0,25 đ
II.Tập làm văn ( 3 đ)
 - Yêu cầu hs viết được đoạn văn tả hình dáng của bạn MC trong buổi Giao lưu phát triển năng lực của trường em theo đúng bố cục của 1 đoạn văn, biết dùng từ ngữ gợi tả và dùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Tùy theo mức độ của bài có thể cho : 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 đ
- Lạc đề: 0,5 đ
( Nếu chỉ tả hình dáng của một người bạn mà không gắn với thời điểm trong buổi Giao lưu phát triển năng lực của trường em thì cho tối đa 1,5đ)
III.Phần đọc – hiểu( 3 đ): Mỗi câu đúng cho 0,5 đ
IV. Đọc thành tiếng( 2 đ)
Đọc đúng, lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng: 2 đ.
Mỗi lỗi đọc sai, đọc thừa, đọc thiếu hoặc không đọc được: trừ 0,5 đ 
Tổng điểm: Cộng tất cả các phần mới làm tròn từ 0,5 trở lên thành 1.
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Chính tả
 Mùa đông trên rẻo cao 
 Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhịu và sạch sẽ 
Hướng dẫn sử dụng đề và cách tính điểm
- Giáo viên viết đề bài chính tả lên bảng, đọc chính tả cho hs viết trong thời gian 10 phút.
- Hs tự làm tập làm văn: thời gian 15 phút.
- Sau đó nhắc hs đọc thầm rồi làm bài tập trắc nghiêm trong thời gian 15 phút.
- Cuối cùng, giáo viên thu bài rồi gọi HS lên đọc bài.
Cách cho điểm
I.Chính tả (2 đ)
 . Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 đ.
 - Nếu chữ viết xấu, không đúng mẫu trừ 0,25 đ
II.Tập làm văn ( 3 đ)
 - Yêu cầu hs viết được đoạn văn tả hình một đồ dùng học tập mà em tự làm theo đúng bố cục của 1 đoạn văn, biết dùng từ ngữ gợi tả và dùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Tùy theo mức độ của bài có thể cho : 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 đ
- Lạc đề: 0,5 đ
( Nếu không nói rõ đồ dùng đó do em làm thì cho tối đa 1,5đ)
III.Phần đọc – hiểu( 3 đ): Mỗi câu đúng cho 0,5 đ
IV. Đọc thành tiếng( 2 đ)
Đọc đúng, lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng: 2 đ.
Mỗi lỗi đọc sai, đọc thừa, đọc thiếu hoặc không đọc được: trừ 0,5 đ 
Tổng điểm: Cộng tất cả các phần mới làm tròn từ 0,5 trở lên thành 1.
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3
Chính tả
Tiếng hò trên sông 
 Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ. 
Hướng dẫn sử dụng đề và cách tính điểm
- Giáo viên viết đề bài chính tả lên bảng, đọc chính tả cho hs viết trong thời gian 10 phút.
- Hs tự làm tập làm văn: thời gian 15 phút.
- Sau đó nhắc hs đọc thầm rồi làm bài tập trắc nghiêm trong thời gian 15 phút.
- Cuối cùng, giáo viên thu bài rồi gọi HS lên đọc bài.
 Cách cho điểm
I.Chính tả (2 đ)
 . Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 đ.
 - Nếu chữ viết xấu, không đúng mẫu trừ 0,25 đ
II.Tập làm văn ( 3 đ)
 - Yêu cầu hs viết được đoạn văn kể về cảnh đẹp của trường em theo đúng bố cục của 1 đoạn văn, biết dùng từ ngữ gợi tả và dùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Tùy theo mức độ của bài có thể cho : 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 đ
 - Lạc đề: 0,5 đ
III.Phần đọc – hiểu( 3 đ): Mỗi câu đúng cho 0,5 đ
IV. Đọc thành tiếng( 2 đ)
 - Đọc đúng, lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng: 2 đ.
 - Mỗi lỗi đọc sai, đọc thừa, đọc thiếu hoặc không đọc được: trừ 0,5 đ 
* Tổng điểm: Cộng tất cả các phần mới làm tròn từ 0,5 trở lên thành 1.
PGD&ĐT NGHĨA HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 – 2018
TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
Chính tả
Bài viết: Cò và Vạc ( SGK TV 2 TẬP 1 – TRANG 151)
 Đoạn viết: “ Cò và Vạc trong cánh mà ngủ ”
Hướng dẫn sử dụng đề và cách tính điểm
- Giáo viên viết đề bài chính tả lên bảng, đọc chính tả cho hs viết trong thời gian 10 phút.
- Hs tự làm tập làm văn: thời gian 15 phút.
- Sau đó nhắc hs đọc thầm rồi làm bài tập trắc nghiêm trong thời gian 15 phút.
- Cuối cùng, giáo viên thu bài rồi gọi HS lên đọc bài.
Cách cho điểm
I.Chính tả (2 đ)
 . Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 đ.
 - Nếu chữ viết xấu, không đúng mẫu trừ 0,25 đ
II.Tập làm văn ( 3 đ)
 - Yêu cầu hs viết được đoạn văn nói về một con vật nuôi trong nhà theo đúng bố cục của 1 đoạn văn.
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Tùy theo mức độ của bài có thể cho : 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 đ
 - Lạc đề: 0,5 đ
( Nếu học sinh viết đoạn văn nói về con vật nuôi trong nhà mà không theo các câu gợi ý vẫn chấm bình thường vì đây chỉ là câu hỏi gợi ý)
III.Phần đọc – hiểu( 3 đ): Mỗi câu 1,2,4,5 đúng cho 0,5 đ. Câu 3 đúng cho 1 đ.
IV. Đọc thành tiếng( 2 đ)
 - Đọc đúng, lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng: 2 đ.
 - Mỗi lỗi đọc sai, đọc thừa, đọc thiếu hoặc không đọc được: trừ 0,5 đ 
* Tổng điểm: Cộng tất cả các phần mới làm tròn từ 0,5 trở lên thành 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_cac_lop_nam_hoc_20.doc