Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Hòa (Có đáp án)

Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Hòa (Có đáp án)

Câu 1: (0,5 điểm) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

A. Lòng yêu nước căm thù giặc của hai bà.

B. Tô Định đã giết Thi Sách (chồng của Trưng Trắc).

C. Cả hai ý trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Ai là người chỉ huy quân ta chống quân xâm lược Tống lần thứ hai

 (1075 – 1077)?

A. Nguyễn Huệ B. Lê Thánh Tông C. Lý Thường Kiệt D. Lý Công Uẩn

Câu 3: (0,5 điểm) Nhà Trần cho đắp đê để:

 A. Phòng chống lũ lụt. B. trồng lúa nước.

C. khuyến khích nông dân sản xuất. D. phòng chống quân xâm lược phương Bắc.

 Câu 4: (0,5 điểm) Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là:

A. Văn Lang B. Đại việt C. Đại cồ Việt D. Nam Việt

 

doc 5 trang cuckoo782 6623
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Khối 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA
Họ và tên: . 
 Điểm Nhận xét của Giáo viên 
 . 
Lớp: ..
 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2020 – 2021
 Môn: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ - Lớp 4
 Thời gian làm bài: 40 phút
I.TRẮC NGHIỆM
ĐỀ BÀI
A. MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Lòng yêu nước căm thù giặc của hai bà.
B. Tô Định đã giết Thi Sách (chồng của Trưng Trắc).
C. Cả hai ý trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Ai là người chỉ huy quân ta chống quân xâm lược Tống lần thứ hai
 (1075 – 1077)?
A. Nguyễn Huệ	 B. Lê Thánh Tông	C. Lý Thường Kiệt	 D. Lý Công Uẩn
Câu 3: (0,5 điểm) Nhà Trần cho đắp đê để: 
 A. Phòng chống lũ lụt.	 B. trồng lúa nước.
C. khuyến khích nông dân sản xuất.	 D. phòng chống quân xâm lược phương Bắc.
 Câu 4: (0,5 điểm) Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là:
A. Văn Lang	 B. Đại việt	C. Đại cồ Việt	D. Nam Việt
Câu 5: (1điểm) Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1
 968
a
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn
2
 981
b
Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
II. Phần tự luận: 
Câu 1: (1 điểm) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
B. MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: (0,5 điểm) Hoàng Liên Sơn là dãy núi: 
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc. 
C. Cao thứ hai nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
D. Cao thứ hai nước ta, có đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 2: (0,5 điểm) Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: 
A. Người Thái. B. Người Tày. C. Người Kinh. D. Người Mường.
Câu 3: (0,5 điểm) Những biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục rừng?
A. Ngăn chặn đốt phá rừng bừa bãi.
B. Khai thác rừng hợp lý.
C. Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
D. Tất cả biện pháp trên
Câu 4:(0,5 điểm) Điền vào chỗ trống những từ sau (bằng phẳng, tam giác, bờ biển, hai, Thái Bình, Đồng Nai, nhất) vào chỗ chấm trong đoạn văn bên dưới.
Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình................................., với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường . Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ ở nước ta, do sông Hồng và sông bồi dắp nên. 
 Câu 5: (1 điểm) Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên
Hoạt động sản xuất của
người dân ở Tây Nguyên
1.Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba-dan. 
A.Khai thác sức nước.
2. Có nhiều đồng cỏ lớn. 
B.Khai thác gỗ và lâm sản.
3.Là nơi bắt nguồn nhiều con sông. 
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
4. Có nhiều loại rừng. 
D. Chăn nuôi gia súc.
II.Tự luận
Câu 1: (1 điểm) Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
 ..
Câu 2: (1 điểm) Nêu những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta?
 ..
PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA
ĐÁP ÁN MÔN LỊC SỬ & ĐỊA LÍ 
CUỐI HỌC KÌ 1-LỚP 4
Năm học 2020-2021
A. MÔN LỊCH SỬ 
I. Trắc nghiệm:
Câu
C1: (0,5đ)
C2: (0,5đ)
C3: (0,5đ)
C4: (0,5đ)
Đáp án đúng
C
C
A
A
Câu 5: (1 điểm) Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau:
Đáp án:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1
 968
a
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn.
2
 981
b
Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
II.Tự luận:
Câu 1: (1 điểm) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Trả lời: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi, muốn cho con cháu đời sau được sống ấm no.
Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Trả lời: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
-Chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
B. MÔN ĐỊA LÍ.
I.Trắc nghiệm: 
Câu
C1: (0,5đ)
C2: (0,5đ)
C3: (0,5đ)
Đáp án đúng
B
C
D
Câu 4:(0,5 điểm) Điền vào chỗ trống những từ sau (bằng phẳng, tam giác, bờ biển, hai, Thái Bình, Đồng Nai, nhất) vào chỗ chấm trong đoạn văn bên dưới. 
Đáp án:
Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. 
Câu 5: (1 điểm) Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
Đáp án:
Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên
Hoạt động sản xuất của
người dân ở Tây Nguyên
1.Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba-dan. 
A.Khai thác sức nước.
2. Có nhiều đồng cỏ lớn. 
B.Khai thác gỗ và lâm sản.
3.Là nơi bắt nguồn nhiều con sông. 
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
4. Có nhiều loại rừng. 
D. Chăn nuôi gia súc.
II.Tự luận:
Câu 1: (1 điểm) Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta là:
Có nguồn nước dồi dào.
Đất đai màu mỡ, nhiều phù sa.
Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước.
Câu 2: (1 điểm) Những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta: 
– Hà Nội là nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
– Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.
– Có nền kinh tế rất phát triển, nhiều ngành nổi bật như công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_khoi_4_nam.doc