Bài giảng Tập đọc Lớp 4 - Tuần 23: Hoa học trò - Dương Thị Yến

Bài giảng Tập đọc Lớp 4 - Tuần 23: Hoa học trò - Dương Thị Yến

Bài văn được chia làm mấy đoạn?

Đoạn 1: Từ đầu đến .ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

 Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ thì lá càng xanh đến .bất ngờ vậy?

 Đoạn 3: Đoạn còn lại.

Câu 1: Tìm những từ ngữ miêu tả hoa phượng nở rất nhiều?

Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

 Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè.

Câu 2: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

Tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò” vì:

- Phượng là loại cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò.

- Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò.

Câu 3: Hoa phượng có gì đặc biệt ?

Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết, nhà nhà dán câu đối đỏ.

Ở đoạn 2, tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?

Tác giả đã sử dụng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.

pptx 30 trang ngocanh321 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc Lớp 4 - Tuần 23: Hoa học trò - Dương Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọcLớp: 4A1Giáo viên: Dương Thị YếnNHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN THĂM LỚP DỰ GIỜKHỞI ĐỘNGXuân Diệu (1916 - 1985)Môn : Tập đọc HOA HỌC TRÒ Đoạn 1: Từ đầu đến .ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Đoạn 2: Nhưng hoa càng đỏ thì lá càng xanh đến ...bất ngờ vậy? Đoạn 3: Đoạn còn lại. Bài văn được chia làm mấy đoạn? Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.Câu 1: Tìm những từ ngữ miêu tả hoa phượng nở rất nhiều?Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.phượng? Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè. “Đỏ rực” là đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.Câu 2: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”? Tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò” vì:- Phượng là loại cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. - Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò. Câu 3: Hoa phượng có gì đặc biệt ? Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết, nhà nhà dán câu đối đỏ.Ở đoạn 2, tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng? Tác giả đã sử dụng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.Câu 3: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non Nếu có mưa, lại càng tươi dịuNgày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi màu hoa phượng cũng rực lên.Phượng vàngPhượng tímPhượng hồngPhượng đỏHải Phòng - Thành phố Hoa phượng đỏCảm nhận của em về hoa phượng?Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.Theo Xuân DiệuLuyện đọc diễn cảm : Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Phượng không phải là một đoá,/ không phải vài cành;/ phượng đây là cả một loạt,/ cả một vùng cả một góc trời đỏ rực.// Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi;/ người ta quên đoá hoa,/ chỉ nghĩ đến cây,/ đến hàng,/ đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.//Luyện đọc diễn cảm : LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành;/ mà phượng đây là cả một loạt,/ cả một vùng cả một góc trời đỏ rực.// Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi;/ người ta quên đoá hoa,/ chỉ nghĩ đến cây,/ đến hàng,/ đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.//Luyện đọc diễn cảm : CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_doc_lop_4_tuan_23_hoa_hoc_tro_duong_thi_yen.pptx