Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 23: Dấu gạch ngang - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hưng

Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 23: Dấu gạch ngang - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hưng

7. Tìm hiểu về dấu gạch ngang.

* Đọc thầm đoạn hội thoại sau:

 Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

 - Cháu con ai?

 - Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Dấu hai chấm trong câu trên được dùng để làm gì?

1) Gạch dưới câu có dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu gạch ngang:

a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

 - Cháu con ai ?

 - Thưa ông, cháu là con ông Thư.

Dấu gạch ngang trong đoạn này có tác dụng:

Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.

b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.

Dấu gạch ngang trong đoạn này có tác dụng:

Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn.

c, Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

Dấu gạch ngang trong đoạn này có tác dụng:

Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.

ppt 29 trang ngocanh321 7940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 23: Dấu gạch ngang - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAITiếng ViệtThứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2021Bài 23A. Thế giới hoa và quả (tiết 2)Giáo viên: Nguyễn Thị HưngHướng dẫn học trang 50KHỞI ĐỘNGTrò chơi: “Xem ai nhớ nhất?”1. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Ông lão móm mém cười và bảo: “Cảm ơn cháu! Cháu quả là một cậu bé tốt bụng!”. Dấu hai chấm trong câu trên dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật (lời nói của ông lão. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).Bạn giỏi quá!2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả: mít, nhãn, ổi, táo, cam, bưởi, Dấu hai chấm trong câu trên dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước (trong vườn trồng rất nhiều loại cây là những cây nào).Chúc mừng bạn!3. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.Chúc mừng bạn!4. Nêu tác dụng của dấu hai chấm.1. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.Tuyệt vời!5. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được trích dẫn.Tuyệt vời!1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm. 2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được trích dẫn.GHI NHỚThứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2021Tiếng ViệtBài 23A. Thế giới hoa và quả (tiết 2)Hướng dẫn học trang 50MỤC TIÊUHiểu được tác dụng của dấu gạch ngang. Biết dùng dấu gạch ngang khi viết.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN* Đọc thầm đoạn hội thoại sau: Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi : - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. Dấu hai chấm trong câu trên được dùng để làm gì?7. Tìm hiểu về dấu gạch ngang.Dấu gạch ngang trong đoạn này có tác dụng:Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi : - Cháu con ai ? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. 1) Gạch dưới câu có dấu gạch ngang (dấu -) trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu gạch ngang: b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.Dấu gạch ngang trong đoạn này có tác dụng: Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn.c, Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.Dấu gạch ngang trong đoạn này có tác dụng: Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền. ? Nêu tác dụng của dấu gạch ngang.Dấu ngoặc ngang dùng để đánh dấu:1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.2. Phần chú thích trong câu.3. Các ý trọng một đoạn liệt kê.Dấu ngoặc ngang dùng để đánh dấu:1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.2. Phần chú thích trong câu.3. Các ý trọng một đoạn liệt kê.GHI NHỚHoạt động thực hành Đánh dấu phần chú thích trong câu (bố Pa-xcan là một viên chức tài chính). Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm sổ sách.Tác dụng là:1. Nêu những câu có dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu gạch ngang đó. “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao !” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch ra một sơ đồ gì đó lên giấy. Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan).Tác dụng là: Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt trước bàn mình. - Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói. Thì ra đó là một thứ máy tính cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói- Đánh dấu phần chú thích (đây là Pa-xcan nói với bố)Tác dụng là:Qua bài tập 1 dấu gạch ngang dùng để làm gì?Qua bài tập 1 dấu gạch ngang dùng để đánh dấu : . Phần chú thích trong câu. . Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.2. Viết đoạn văn 4-5 câu kể lại một cuộc nói chuyện của một người thân với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. Chẳng hạn: Ăn cơm tối xong, cả nhà lên phòng khách uống nước. Bố tôi gọi tôi sang ngồi cạnh bố, rồi hỏi:– Tuần vừa qua con học ra sao, hả con?– Dạ, cũng tốt, bố ạ! – Tôi trả lời bố.Bố tôi hỏi tiếp:– Tốt! Cụ thể ra sao vậy con!– Dạ, con được cô khen làm bài tốt môn Toán, bố ạ! – Tôi trả lời bố.Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.Đúng chọn Đ, sai chọn SDấu gạch ngang đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu.Dấu gạch ngang đánh dấu các ý được liệt kê trong một đoạn văn. ĐĐĐSTrò chơi: Ai là quán quân? GHI NHỚDấu ngoặc ngang dùng để đánh dấu:1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.2. Phần chú thích trong câu.3. Các ý trọng một đoạn liệt kê.Dấu câu phân biệt rạch ròiKhông dùng, chỉ có người lười nghĩ suyDấu nào cũng có nghĩa riêngMỗi dấu đặt đúng vào nơi của mìnhDấu phấy (,) thường thấy ai ơiTách biệt từng phần, chuyển tiếp ý câuDấu chấm (.) kết thúc ý rồiGiúp cho câu viết tròn câu rõ lời.Chấm phẩy (;) phân cách vế câuBổ sung vế trước, ý càng thêm sâuChấm than (!) bộc lộ cảm tìnhGửi gắm đề nghị, mong chờ, khiến saiChấm hỏi (?) để hỏi bao điềuHỏi người và cả hỏi mình tài ghê!Hai chấm (:) báo hiệu lời ngườiCòn là giải thích ý vừa nêu trênChấm lửng (...) xúc cảm dâng tràoHay thay cho lời không tiện nói raGạch ngang (-) lời nói mở đầuNêu ý chú thích liệt kê trong bàiNgoặc đơn ( ) tách biệt từng phầnLàm rõ cho lời chú giải bên trongNgoặc kép (" ") trực tiếp dẫn lờiĐứng sau hai chấm hay dùng nhấn câuBiết rồi em hãy siêng dùngViết dấu đúng chỗ, điểm mười nở hoa.Làm bạn với dấu câuDặn dò Cảm ơn các em!CHÀO CÁC EM !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_23_dau_gach_ngang_nam_h.ppt