Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 2: Dấu hai chấm - Nguyễn Thị Hưng

Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 2: Dấu hai chấm - Nguyễn Thị Hưng

c) Bà thương không muốn bán

 Bèn thả vào trong chum.

 Rồi bà lại đi làm

 Đến khi về thấy lạ:

 Sân nhà sao sạch quá

 Đàn lợn đã được ăn

 Cơm nước nấu tinh tươm

 Vườn rau tươi sạch cỏ.

 (Phan Thị Thanh Nhàn)

 Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là những lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi đi làm về nhà như sân quét sạch sẽ, cơm nước nấu tinh tươm, đàn lợn đã ăn no, ).

1. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

4.Trong mỗi câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì?

Có lần, con của Đác-uyn đã hỏi cha:

- Cha đã nhà bác học rồi sao còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt?

 Đác –uyn ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”.

 (Theo Hà Vị)

b. Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

 (Theo Nguyễn Thế Hội)

 

pptx 19 trang ngocanh321 4210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 2: Dấu hai chấm - Nguyễn Thị Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thị HưngTRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAITiếng Việt Bài 2C. Đáng yêu hay đáng ghét (tiết 2)(Hướng dẫn học trang 24)Khởi độngViết dấu câu thích hợp vào ô trống trong các câu sau:a. Ông lão móm mém cười và bảo “Cảm ơn cháu! Cháu quả là một cậu bé tốt bụng!”.b. Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả mít, na, ổi, táo, cam, bưởi, : : Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì ? a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người. (Theo Trường Chinh) Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. (Ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).b) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. (Tô Hoài)Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Dế Mèn. (Ở trường hợp này dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng).c) Bà thương không muốn bán Bèn thả vào trong chum. Rồi bà lại đi làm Đến khi về thấy lạ: Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ. (Phan Thị Thanh Nhàn) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là những lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi đi làm về nhà như sân quét sạch sẽ, cơm nước nấu tinh tươm, đàn lợn đã ăn no, ).1. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.GHI NHỚ Ô chữ bí mật4.Trong mỗi câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì?Có lần, con của Đác-uyn đã hỏi cha: - Cha đã nhà bác học rồi sao còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đác –uyn ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”. (Theo Hà Vị)b. Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. (Theo Nguyễn Thế Hội)a. + Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật (con của Đác-uyn).+ Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật (Đác-uyn).b. Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước (Phần sau làm rõ cho “những cảnh tuyệt đẹp của đất nước” là những cảnh gì)5. Viết một đoạn văn theo truyện “Nàng Tiên Ốc”, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm: - Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích. - Một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật. Một hôm, bà vẫn đi làm như mọi khi. Nhưng giữa đường bà quay về, nấp sau cánh cửa. Bà bỗng thấy một chuyện kì lạ: từ trong chum một nàng tiên bước ra. Bà rón rén lại gần chum nước và đập vỡ vỏ ốc ra. Thấy động nàng tiên giật mình quay lại định chui vào nhưng võ ốc đã vỡ tan. Bà ôm lấy nàng và nói: - Con hãy ở lại đây với mẹ! Từ đó hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc suốt đời. Bà già rón rén lại gần chum nước, cầm vỏ Ốc lên và đập vỡ tan. Nghe tiếng động, nàng tiên giật mình, quay lại. Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: vỏ ốc đã vỡ tan. Bà lão ôm lấy nàng tiên dịu dàng nói:  - Con hãy ở đây với mẹ!Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.Cảm ơn các em!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_2_dau_hai_cham_nguyen_t.pptx