Bài giảng Khoa học Lớp 4 - Bài: Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật

Bài giảng Khoa học Lớp 4 - Bài: Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật

3. Đậu: các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành ) có nhiều chất đạm dễ tiêu. Đặc biệt từ đậu nành có thể chế biến ra các thức ăn như: sữa đậu nành, đậu phụ, tương Những thức ăn này vừa giàu chất đạm dễ tiêu vừa giàu chất béo có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.

4. Vừng, lạc: Cho nhiều chất béo, đồng thời chứa nhiều chất đạm.

 

pptx 8 trang Khắc Nam 23/06/2023 3070
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học Lớp 4 - Bài: Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Ăn phối hợp 
đạm động vật và 
đạm thực vật 
1. Thịt: Thịt có nhiều chất đạm quý không thay thế được. Đặc biệt thịt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ. 
Tuy nhiên, trong thịt lại có nhiều chất béo. Trong quá trình tiêu hóa, chất béo này tạo ra nhiều chất độc. Nếu các chất độc này không nhanh chóng được thải ra ngoài hoặc do táo bón, chúng sẽ hấp thụ vào cơ thể, gây ngộ độc. 
THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG 
CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN CHỨA CHẤT ĐẠM 
2. Cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý. Chất béo của cá không gây bệnh xơ vữa động mạch. 
3. Đậu: các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành ) có nhiều chất đạm dễ tiêu. Đặc biệt từ đậu nành có thể chế biến ra các thức ăn như: sữa đậu nành, đậu phụ, tương Những thức ăn này vừa giàu chất đạm dễ tiêu vừa giàu chất béo có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. 
4. Vừng, lạc: Cho nhiều chất béo, đồng thời chứa nhiều chất đạm. 
THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG 
CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN CHỨA CHẤT ĐẠM 
Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thể thay thế được nhưng thường khó tiêu. 
Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. 
Vì vậy, cần ăn phối hợp 
đạm động vật và đạm thực vật. 
Trả lời các câu hỏi sau: 
1. Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật? 
2. Trong nhóm đạm động vật, tại sao chúng ta nên ăn cá? 
Trả lời các câu hỏi sau: 
Nên ăn cá vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt. 
Mỗi loại đạm có chứa nhiều chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp cả đạm động vật & đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau & giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. 
Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt; tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. 
Chất đạm ăn vào ngày nào cơ thể dùng ngày ấy, không thể dự trữ được. Nếu ăn quá nhu cầu, chất đạm sẽ chuyển thành đường được giải phóng thành năng lượng, như vậy lãng phí. 
Nên sử dụng đậu phụ & sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch & ung thư. 
Ghi nhớ 
1. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thể thay thế được nhưng thường khó tiêu. 
Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. 
Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. 
2. Chất đạm do thịt các loài gia cầm, gia súc thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp. Vì vậy, nên ăn cá. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_lop_4_bai_an_phoi_hop_dam_dong_vat_va_dam.pptx