Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ Phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)

3. Phẩm chất

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

*GD TKNL, KNS

 

pptx 19 trang Khắc Nam 23/06/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 4 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (Tiết 1) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến 
 ( Tiết 1 ) 
Đạo đức 
Bài: Biết bày tỏ ý kiến 
Thứ năm ngày 23 tháng 12 n ăm 2021 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức 
- Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
2. Kĩ năng 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ Phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành) 
3. Phẩm chất 
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác. 
4. Góp phần phát triển các năng lực 
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo 
*GD TKNL, KNS 
 Tranh vẽ gì? 
Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì? 
Xử lý tình huống. 
1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng của mình? 
2. Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? 
3. C hủ nhật này bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc vào ? 
4. Em muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công? 
Xử lý tình huống. 
 Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung . 
Kết luận 
GHI NHỚ 
 Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em. Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. 
 . Em hãy nhận xét về những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp dưới đây: 
a. Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy, bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. 
b. Để chuẩn bị cho buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn. Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. 
c. Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. 
Bài tập 1 
Tán thành 
Không tán thành 
 a. Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
b. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. 
c. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
 d. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. 
 đ. Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được thực hiện. 
Bài 2. Em tán thành hay không tán thành về các ý kiến sau đây: 
Bài: Biết bày tỏ ý kiến 
Thứ hai ngày 13 tháng 12 n ăm 2021 Đạo đức 
Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em. Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ. 
GHI NHỚ 
. 
CHÀO 
CÁC EM ! 
KÝ DUYỆT TUẦN 5 
TỔ CHUYÊN MÔN 
HIỆU TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dao_duc_lop_4_bai_3_biet_bay_to_y_kien_tiet_1_nam.pptx